12/05/2021

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới, tại Việt Nam trong thời gian qua đã ghi nhận một số trường hợp người nhập cảnh là thuyền viên có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, ngày 10/5/2021, Cục Hàng hải Việt Nam đã ban hành Văn bản số 1702/CHHVN-PC gửi các Hiệp hội, doanh nghiệp, các phòng tham mưu, đơn vị trực thuộc về việc chấn chỉnh, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Hình ảnh minh họa

Văn bản nêu rõ:

1. Đối với các Hiệp hội, doanh nghiệp

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quản lý, kiểm soát, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, thông điệp 5K của Bộ Y tế bảo đảm không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên các phương tiện, tàu biển, tại cảng biển;

- Chủ động phối hợp với các Cảng vụ hàng hải và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương nhằm bảo đảm thuận lợi cho hoạt động vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa và bảo vệ sức khỏe của công chức, viên chức, người lao động tại khu vực cảng biển;

- Tuyên truyền, phổ biến, yêu cầu thuyền viên thực hiện nghiêm các quy định, các biện pháp về phòng, chống dịch Covid-19, yêu cầu thực hiện nghiêm các hướng dẫn tại Quyết định số 2553/QĐ-BYT ngày 18/6/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời công tác kiểm dịch y tế, phòng chống lây nhiễm Covid-19 đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không”, Công điện số 600/CĐ-BCĐ ngày 05/5/2021 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt trong thời gian tàu hoạt động tại nước ngoài và các vùng có dịch:

+ Khi phương tiện, tàu thuyền vận chuyển hàng hóa đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19, chỉ được chở hàng đến và hoạt động trong khu vực giao nhận hàng hóa ở khu vực cửa khẩu, cảng biển, không đi sâu vào nội địa; hạn chế ra khỏi phương tiện, tàu biển khi chờ lấy hàng hoặc chờ dỡ hàng; khi ra khỏi phương tiện, tàu biển phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn theo quy định; hạn chế đến các khu vực tập trung đông người, giữa khoảng cách an toàn 1,5-2m khi tiếp xúc với người khác;

+ Thuyền viên rời tàu lên bờ phải thực hiện kiểm dịch y tế, cách ly tập trung ít nhất 21 ngày liên tục tại các cơ sở cách ly tập trung (do UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập) kể từ ngày rời tàu hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm SARS-CoV-2, đồng thời thực hiện đầy đủ xét nghiệm theo yêu cầu tại Công điện số 600/CĐ-BCĐ ngày 05/5/2021 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 về việc điều chỉnh thời gian cách ly tập trung, thời gian quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung và xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19.

2. Đối với Hiệp hội hoa tiêu Hàng hải Việt Nam, Các Tổng công ty BĐATHH miền Nam và miền Bắc, các tổ chức hoa tiêu hàng hải:

- Các tổ chức hoa tiêu hàng hải chủ động xây dựng và thực hiện phương án bố trí hoa tiêu hàng hải phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị trong thời gian phòng chống bệnh dịch Covid -19, đặc biệt phải có Phương án trong trường hợp đơn vị có cán bộ, hoa tiêu bị nhiễm hoặc phải cách ly bắt buộc do Covid -19;

- Tuân thủ theo đúng các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế và UBND tỉnh/ thành phố về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

- Chuẩn bị sẵn sàng Kế hoạch dự phòng bố trí sử dụng phương tiện đưa đón hoa tiêu; Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ, nước uống, thức ăn… và nắm vững quy trình phòng ngừa dịch cho hoa tiêu đi lên tàu làm nhiệm vụ.

- Tăng cường sự phối kết hợp giữa các tổ chức hoa tiêu trong khu vực trong trường hợp khẩn cấp;

- Chủ động làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh/ thành phố để hoa tiêu có thể được đi làm nhiệm vụ dẫn tàu trong trường hợp cơ quan chức năng thực hiện phong tỏa, cách ly.

3. Đối với các phòng tham mưu, đơn vị trực thuộc

-  Quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, sức khỏe của nhân dân, của động đồng lên trên hết.

Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo tại Công điện số 570/CĐ-TTg ngày 02/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 3817/BGTVT-CYT ngày 03/5/2021 và Chỉ thị số 02/CT-BGTVT ngày 07/5/2021 của Bộ Giao thông vận tải (Công điện số 570/CĐ-TTg, Văn bản số 3817/BGTVT-CYT và Chỉ thị số 02/CT-BGTVT được gửi kèm theo).

- Bám sát tình hình thực tiễn, kinh nghiệm phòng, chống dịch trong thời gian qua; bám sát chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam để rà soát hoàn thiện các quy định về phòng chống dịch theo tinh thần phân cấp, phân quyền tối đa đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và cá thể hóa trách nhiệm.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, chịu trách nhiệm và cá thể hóa trách nhiệm việc thực hiện phòng chống dịch trong phạm vi, địa bàn quản lý. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Bí thư, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm về các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong phạm vi được giao quản lý.

- Nêu cao ý thức, trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng và cá nhân, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra với phương châm “phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”. Thủ trưởng các đơn vị thường xuyên cập nhật tình hình trong nước và thế giới; chủ động rà soát, cập nhật, hoàn chỉnh các Phương án phòng chống dịch Covid-19 đã được xây dựng để không ngừng hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch trong phạm vi quản lý cho phù hợp với tình hình dịch bệnh và yêu cầu thực tế, không để bị động khi dịch bệnh bùng phát; bảo đảm mọi hoạt động, công việc của cơ quan, đơn vị được hoàn thành thông suốt, hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa được an toàn, hiệu quả không phát sinh dịch bệnh trong phạm vi quản lý.

- Thường xuyên chỉ đạo công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, bao gồm yêu cầu 5K của Bộ Y tế (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế) nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, tại các sự kiện tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng, duy trì khoảng cách an toàn theo quy định.

- Các cơ quan, đơn vị hạn chế tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung đông người; trường hợp cần thiết tổ chức thì phải báo cáo Cục trưởng trước khi triển khai và thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn, đặc biệt, phải tuân thủ đeo khẩu trang, sát khuẩn ... theo đúng quy định; cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức sự kiện chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nghiêm các yêu cầu, điều kiện quy định về bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Hạn chế đi lại, công tác tại các địa phương, nhất là ở các địa bàn có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.

- Chịu trách nhiệm và cá thể hóa trách nhiệm việc công chức, viên chức và người lao động lây nhiễm Covid-19 tại cơ quan, đơn vị do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan, đơn vị.

- Công chức, viên chức, người lao động quán triệt tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam cho gia đình, người thân trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

4. Đối với các Cảng vụ hàng hải:

- Tiếp tục chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 của các doanh nghiệp theo đúng các hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, thông báo đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong phạm vi quản lý yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng trong thực hiện các hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa; thực hiện nghiêm hướng dẫn tại Công điện số 600/CĐ-BCĐ ngày 05/5/2021 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Quyết định số 2553/QĐ-BYT ngày 18/6/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời công tác kiểm dịch y tế, phòng chống lây nhiễm Covid-19 đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không”,  chỉ đạo tại văn bản số 4004/BGTVT-CYT ngày 07/5/2021 và văn bản số 3666/BGTVT-CYT ngày 27/4/2021 của Bộ Giao thông vận tải (Văn bản số 4004/BGTVT-CYT, 3666/BGTVT-CYT được gửi kèm theo).

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tại cửa khẩu, cảng biển (hải quan, biên phòng, kiểm dịch y tế, y tế địa phương) tổ chức tiếp nhận thuyền viên hết hợp đồng lao động, thuyền viên có nhu cầu hồi hương, thực hiện thay thế thuyền viên … đảm bảo đúng các hướng dẫn, quy định về phòng chống dịch của Bộ Y tế.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng chống dịch đối với người điều khiển phương tiện, thuyền viên, việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại các cảng, bến trong phạm vi quản lý và có các biện pháp xử lý nghiêm nếu phát hiện các trường hợp vi phạm.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm soát chặt chẽ hành khách, thuyền viên tại các khu vực cảng biển, cửa khẩu biên giới, ngăn chặn và xử lý nghiêm nhập cảnh trái phép, nhất là ở các tỉnh biên giới, đặc biệt là biên giới Tây Nam.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển (Bộ đội biên phòng, Cơ quan kiểm dịch y tế,…) và chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm soát, không để thuyền viên đi bờ, không để những người không có nhiệm vụ từ trên bờ lên tàu; trong trường hợp thực sự cần thiết, thuyền viên đi bờ phải được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền;

- Thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định nhằm bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch cho những người có tiếp xúc trực tiếp với thuyền viên (hoa tiêu, nhân viên đại lý, nhân viên xếp dỡ,…);

5. Đối với Trung tâm Phối hợp, tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam:

- Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định nhằm bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch Covid-19 cho công chức, viên chức, những người làm việc trên tàu, có tiếp xúc trực tiếp với thuyền viên, đặc biệt đối với trường hợp tiếp xúc trực tiếp với thuyền viên hoạt động trên các tàu từ nước ngoài, vùng có dịch quay về;

- Tuyên truyền, phổ biến, đề nghị thuyền viên thực hiện nghiêm các quy định, các biện pháp về phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm các hướng dẫn tại Quyết định số 2553/QĐ-BYT ngày 18/6/2020 của Bộ Y tế, Công điện số 600/CĐ-BCĐ ngày 05/5/2021 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.

Toàn văn Văn bản số 1702/CHHVN-PC ngày 10/5/2021 được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Cục Hàng hải Việt Nam tại địa chỉ: https://vinamarine.gov.vn/vi/noi-dung/chan-chinh-tang-cuong-cac-bien-phap-phong-chong-dich-covid-19./.

Ngọc Hân 

 

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24306713
    • Online: 799