25/07/2011

v:* { BEHAVIOR: url(#default#VML) } o:* { BEHAVIOR: url(#default#VML) } w:* { BEHAVIOR: url(#default#VML) } .shape { BEHAVIOR: url(#default#VML) } TABLE.MsoNormalTable { FONT-FAMILY: "Times New Roman"; FONT-SIZE: 10pt; mso-style-name: "Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size: 0; mso-tstyle-colband-size: 0; mso-style-noshow: yes; mso-style-parent: ""; mso-padding-alt: 0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin: 0cm; mso-para-margin-bottom: .0001pt; mso-pagination: widow-orphan; mso-ansi-language: #0400; mso-fareast-language: #0400; mso-bidi-language: #0400 } TABLE.MsoTableGrid { BORDER-BOTTOM: windowtext 1pt solid; BORDER-LEFT: windowtext 1pt solid; FONT-FAMILY: "Times New Roman"; FONT-SIZE: 10pt; BORDER-TOP: windowtext 1pt solid; BORDER-RIGHT: windowtext 1pt solid; mso-style-name: "Table Grid"; mso-tstyle-rowband-size: 0; mso-tstyle-colband-size: 0; mso-padding-alt: 0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin: 0cm; mso-para-margin-bottom: .0001pt; mso-pagination: widow-orphan; mso-ansi-language: #0400; mso-fareast-language: #0400; mso-bidi-language: #0400; mso-border-alt: solid windowtext .5pt; mso-border-insideh: .5pt solid windowtext; mso-border-insidev: .5pt solid windowtext } BÁO CÁO SƠ KẾT SÁU THÁNG ĐẦU NĂM VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ SÁU THÁNG CUỐI NĂM 2011 Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành, địa phương liên quan và để tổ chức thực hiện hiệu quả ngay từ thời gian đầu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015) và Kế hoạch phát triển Giao thông vận tải trong giai đoạn tới, sáu tháng đầu năm 2011 ngành Hàng hải đã chủ động triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có một số nhiệm vụ được hoàn thành. Kết quả này không những thúc đẩy tiến trình phát triển, hội nhập của Ngành mà còn tiếp tục góp phần vào sự nghiệp phát triển, hội nhập của nền kinh tế quốc dân và phát triển kinh tế biển nói riêng. Tuy nhiên, do ẳnh hưởng từ cuộc khủng khoảng tài chính thế giới và những tác động của một số yếu tố bất lợi khác nên hoạt động của ngành Hàng hải trong sáu tháng đầu năm vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Báo cáo này đánh giá tổng quan về kết quả thực hiện nhiệm vụ sáu tháng đầu năm và thống nhất triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2011 đối với hoạt động của ngành Hàng hải với nội dung như sau. Phần thứ nhất TỔNG QUAN KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2011
I. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ NGÀNH 1. Xây dựng pháp luật hàng hải Do xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nên trong sáu tháng đầu năm, Cục Hàng hải Việt Nam đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng hoàn thành, trình cơ quan Nhà nước xem xét ban hành theo thẩm quyền 04/04 nghị định, 15/21 thông tư theo kế hoạch do Bộ Giao thông vận tải giao, trong đó có 04 thông tư không thuộc kế hoạch nhưng cần xây dựng ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát sinh; hiện tại Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đã ban hành 02/04 nghị định, 06/15 thông tư (Phụ lục 1). Đặc biệt, Cục Hàng hải Việt Nam đã xây dựng hoàn thành, trình đúng tiến độ 03 nghị định, 06 thông tư theo yêu cầu tại Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/11/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải. 2. Xây dựng chính sách phát triển hàng hải Cục Hàng hải Việt Nam đã xây dựng hoàn thành và báo cáo Bộ Giao thông vận tải phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng phê duyệt các dự án quy hoạch chi tiết phát triển cảng biển, công nghiệp tàu thủy, đề án phát triển bảo đảm hàng hải nhằm thể chế hóa các Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt với kết quả như sau (Phụ lục 2): - Các dự án Quy hoạch chi tiết phát triển 6 Nhóm cảng biển: hoàn thành báo cáo cuối kỳ, Cơ quan thẩm định của Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành thẩm định và hiện tại đang tiến hành hoàn chỉnh nội dung báo cáo cuối cùng để trình Bộ trưởng phê duyệt cả 6 Quy hoạch này trong thời gian tới. - Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: đã hoàn thành và được Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng quyết định phê duyệt dự án. - Đề án phát triển bảo đảm hàng hải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: đã hoàn thành và được Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng quyết định phê duyệt đề án. - Các cơ chế liên quan khác: đã xây dựng hoàn thành và trình Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính xem xét ban hành một số cơ chế về phí, lệ phí, đơn giá liên quan đến lĩnh vực hàng hải nhằm thể chế hóa chính sách hàng hải, vừa góp phần tháo gỡ khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Kế hoạch, đầu tư và tài chính - Tổ chức triển khai kịp thời kế hoạch năm 2011 và tiến hành tổng hợp, quyết toán kế hoạch năm 2010 về lĩnh vực đầu tư, tài chính theo quy định. Đồng thời, tiến hành rà soát, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải giải quyết những vướng mắc phát sinh liên quan đến hai lĩnh vực này, nhất là dự án đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nơi làm việc, đầu tư phương tiện cần thiết và cơ chế tài chính đối với hoạt động của các Cảng vụ hàng hải, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; cơ chế tài chính trong hoạt động của các công ty hoa tiêu, thông tin điện tử hàng hải, bảo đảm an toàn hàng hải. - Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được quyết định đầu tư (các cảng Thị Vải - Cái Mép, An Thới ...; các tuyến luồng Sông Hậu, Cái Mép, Quy Nhơn, Cửa Việt ...) và xúc tiến việc chuẩn bị đầu tư các dự án cảng Lạch Huyện, Thị Vải - Cái Mép, Hiệp Phước ...; nạo vét các tuyến luồng (Hải Phòng, Định An ...); các đèn biển tại Trường Sa và một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải khác. - Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI có kết hợp với việc tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu liên quan đến ngành Hàng hải đã được xác định trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. 4. Hợp tác và hội nhập quốc tế - Tiến hành nghiên cứu chuẩn bị triển khai xây dựng các đề án để trình Thủ tuớng phê chuẩn gia nhập thêm một số công ước hàng hải quốc tế cần thiết khác của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), nhất là các Công ước CONTAINER 72, SUA 2005 và SUA PROT 2005; phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động, thương binh và xã hội thống nhất đề xuất thủ tục trình phê chuẩn ‘’Đề án gia nhập Công ước Lao động hàng hải năm 2006” mà Cục Hàng hải Việt Nam đã trình 10/2009. - Xúc tiến các hoạt động hợp tác với một số tổ chức quốc tế và các nước liên quan, trong đó có việc chuẩn bị triển khai xây dựng ‘’Đề án Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng IMO (Nhóm C) nhiệm kỳ 2015 - 2017”; hợp tác với một số nước về phối hợp thực hiện Bộ luật ISPS, Công ước SAR 79; dự Hội nghị thường kỳ diễn đàn những người đứng đầu cơ quan an toàn hàng hải của các quốc gia thuộc APEC tại Hàn Quốc. - Tiến hành các cuộc tiếp xúc với đại diện phía Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác về hợp tác đầu tư phát triển cảng biển, ký kết hiệp định hàng hải; phối hợp với phía Lào về tổ chức khai thác cảng Vũng Áng và trao đổi những vấn đề liên quan đến hàng hải mà Bạn quan tâm. Tổ chức thành công 03 hội thảo quốc tế tại Việt Nam về những vấn đề về lĩnh vực hàng hải. 5. Tổ chức, cán bộ và đào tạo nhân lực - Triển khai các công việc liên quan đến kiện toàn tổ chức bộ máy điều hành quản lý Ngành, trong dó có việc thành lập mới Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam và xây dựng ”Đề án thành lập Tổng cục Hàng hải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Cục Hàng hải Việt Nam” nhằm nâng cao vị thế, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải. Tiếp tục phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến chuyển đổi các doanh nghiệp trực thuộc Cục theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. - Tiến hành phân cấp, giao các đơn vị trực thuộc thực hiện một số nghiệp vụ về quản lý cán bộ, tiền lương và cấp các loại chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận liên quan đến tàu biển, thuyền viên. Triển khai một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Cục và các đơn vị trực thuộc, trong đó có việc tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện, tập huấn ngắn hạn trong nước và ở nước ngoài. - Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành khác tăng cường phát triển nguồn nhân lực hàng hải, bảo đảm cả về chất lượng cũng như số lượng. Chủ động triển khai thực hiện nội dung Sửa đổi Manila 2010 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 của Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca đối với thuyền viên năm 1978, được sửa đổi 1995 mà Việt Nam là thành viên. Phối hợp tổ chức các khóa huấn luyện, thi và cấp gần 2.100 giấy chứng nhận chuyên môn các loại cho thuyền viên, hoa tiêu, nhân viên an ninh cảng biển. 6. Khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường - Tập trung triển khai thực hiện các chương trình, đề án nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải theo kế hoạch được giao; tiến hành đầu tư nâng cấp, đưa vào sử dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008 thuộc Cục, trong đó có cổng thông tin điện tử và hệ điều hành phục vụ họp giao ban của Cục. - Triển khai xây dựng, trình Bộ Giao thông vận tải xem xét ban hành một số tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về hàng hải, bảo đảm tiến độ và chất lượng (Phụ lục 1). - Phối hợp với các Cục, Vụ, Viện, cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành và các tập đoàn, tổng công ty tiến hành nghiên cứu các chương trình, đề án về ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường và những vấn đề liên quan đến chính sách phát triển, hội nhập của ngành Hàng hải. 7. Vận tải biển, dịch vụ hàng hải và quản lý tàu biển, thuyền viên - Lập, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét quyết định để triển khai 04 chương trình, đề án cấp thiết nhằm tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng. - Chủ động tổ chức các buổi tiếp xúc trao đổi với doanh nghiệp, hiệp hội hàng hải tại một số khu vực nhằm tiếp thu ý kiến và hướng dẫn giải quyết những vướng mắc phát sinh. Tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét giải quyết một số bất cập liên quan đến năng lực, thị phần vận tải biển của đội tàu biển Việt Nam, trong đó có quyền vận tải nội địa; cơ chế hoạt động của các tổ chức hoa tiêu hàng hải, thông tin điện tử hàng hải, phối hợp tìm kiếm - cứu nạn hàng hải, bảo đảm an toàn hàng hải và các dịch vụ hàng hải khác. - Tăng cường nghiệp vụ quản lý tàu biển, thuyền viên và phân cấp cho các đơn vị trực thuộc thực hiện một số nhiệm vụ về đăng ký tàu biển, thuyền viên nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhân dân. Hiện tại, đội tàu biển Việt Nam gồm 1.689 tàu với tổng trọng tải trên 7,5 triệu DWT, tổng dung tích gần 4,4 triệu GT; tổng số thuyền viên hiện có gần 41,4 nghìn người, trong đó có 2.956 thuyền trưởng, 2.523 máy trưởng các hạng trong độ tuổi lao động. 8. Quản lý xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải - Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án được đầu tư xây dựng mới (các bến cảng tại Thị Vải - Cái Mép, Hiệp Phước, Vân Phong, An Thới, luồng Quan Chánh Bố, một số đèn biển ...); dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo các công trình khác (tuyến luồng Quy Nhơn, Dung Quất, Thị Vải - Cái Mép, Soài Rạp, Hải Phòng, Định An ...). Phối hợp xúc tiến việc chuẩn bị thủ tục đầu tư để triển khai thực hiện một số dự án khác, trong đó có các cảng trọng điểm (Lạch Huyện, Thị Vải - Cái Mép, Hiệp Phước ...). - Tạm thời quyết định đưa vào sử dụng một số bến cảng mới sau khi đã hoàn thành xây dựng (bến cảng container CMIT, Inteflour - khu cảng Cái Mép ...). Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng khả năng tiếp nhận tàu biển loại lớn vào, rời các bến cảng khu vực Thị Vải - Cái Mép và vào, rời cảng ban đêm tại các bến cảng biển thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh; tiến hành sửa chữa, nâng cấp hệ thống VTS Sài Gòn - Vũng Tàu nhằm tăng cường năng lực điều hành bảo đảm an toàn giao thông hàng hải tại khu vực. - Tiếp tục nghiên cứu đề xuất sửa đổi hoặc ban hành mới một số cơ chế về cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước áp dụng đối với các cảng Cái Lân, Thị Vải - Cái Mép, Vũng Áng, An Thới. Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tiếp tục giải quyết tình trạng tồn đọng, ùn tắc hàng hóa gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải tại một số cảng biển, nhất là cảng Hải Phòng, một số bến cảng tại cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh. 9. An toàn và an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và các điều ước, thỏa thuận quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải triển khai quyết liệt một số giải pháp theo quy định nhằm ngăn ngừa các sai phạm, tai nạn hàng hải. Các Cảng vụ hàng hải đã tiến hành kiểm tra 907 lượt đối tượng. Các sai phạm phát hiện trong kiểm tra đều được xử lý theo quy định, trong đó có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện kịp thời các biện pháp khắc phục. - Tiếp tục triển khai một số chương trình, dự án, đề án về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường được giao. Dịch vụ hoa tiêu và hệ thống các đài thông tin duyên hải, tuyến luồng và báo hiệu hàng hải luôn được duy trì hoạt động bình thường, góp phần bảo đảm an toàn đối với hoạt động của tàu thuyền. Trong sáu tháng đầu năm, hệ thống các đài thông tin duyên hải đã xử lý 1.657 tin cứu nạn, trong đó có 1.012 tin cấp cứu và 645 tin khẩn cấp; phát 29.808 luợt thông tin về an toàn hàng hải và hàng ngàn bản tin dự báo khí tượng thủy văn, thời tiết biển phục vụ kịp thời hoạt động của tàu thuyền trên biển. - Chỉ đạo triển khai và đã cơ bản hoàn thành giai đoạn đầu Kế hoạch đánh giá tự nguyện đối với nghĩa vụ quốc gia thành viên IMO về thực hiện 06 Công ước bắt buộc của Tổ chức này (SOLAS 74/78, MARPOL 73/78, SCTW 78/95, TONNAGE 69, LOADLINE 66, COLREG 72). - Chỉ đạo Trung tâm PHTK&CNHH Việt Nam tăng cường huấn luyện nghiệp vụ, quản lý tốt phương tiện và điều hành phối hợp kịp thời nhằm ứng cứu hiệu quả người, tàu thuyền gặp nạn trên biển. Trung tâm đã nhận và xử lý 119 tin báo nạn - tăng trên 23 % so với sáu tháng đầu năm 2010: đã ứng cứu 25 lượt tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài gặp nạn; cứu, trợ giúp 146 người (có 23 người nước ngoài). - Hướng dẫn các chủ tàu tăng cường quản lý khai thác tàu theo quy định của pháp luật và các điều ước, thỏa thuận quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên nhằm ngăn ngừa tai nạn hàng hải và hạn chế việc tàu bị lưu giữ hoặc tránh tàu bị bắt giữ, bị cướp ở nước ngoài như một số trường hợp đã xẫy ra gần đây. Trong sáu tháng đầu năm có 34 vụ tai nạn hàng hải (03 vụ đặc biệt nghiêm trọng, 02 vụ nghiêm trọng và 29 vụ ít nghiêm trọng) và có 07 người chết, 02 người mất tích. 10. Các hoạt động khác Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Nghị Quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về chống lạm phát đều được tiến hành nghiêm túc. Thanh tra Hàng hải đã tiến hành 02 cuộc thanh tra tại đơn vị trực thuộc và một số đơn thư kiến nghị (03), khiếu nại (03), tố cáo (02) cơ bản đã được xem xét giải quyết theo quy định. II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ HÀNG HẢI Sáu tháng đầu năm, kinh tế thế giới và nền kinh tế của nước ta nói riêng từng buớc được phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh tế hàng hải cũng không tránh khỏi những tác động, nhất là các lĩnh vực vận tải biển, đóng mới - sửa chữa tàu biển và khai thác cảng biển. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương liên quan cùng với sự cố gắng của toàn Ngành nên các chỉ tiêu kinh tế hàng hải cơ bản đều được hoàn thành với mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2010. 1. Về vận tải biển Đội tàu biển Việt Nam tiếp tục được bổ sung thêm cả về số lượng, tổng trọng tải nhưng thấp so với so với cùng kỳ năm 2010. Sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt trên 44 triệu tấn - tăng gần 16,8 % và trên 83 tỷ tấn hàng hoá luân chuyển - tăng trên 13,0 %; trong đó vận tải quốc tế đạt trên 30 triệu tấn - tăng trên 13,7 %, với 73,3 tỷ Tkm - tăng trên 16,1 % và vận tải trong nước đạt 14,5 triệu tấn - tăng 24,9 %, với gần 10 tỷ Tkm - tăng gần 20 % (Phụ lục 4). Như vậy, mức tăng trưởng về vận tải biển trong sáu tháng đầu năm đạt khá cao và điều này khẳng định hoạt động vận tải biển của thế giới và Việt Nam nói riêng từng bước đã được phục hồi. Tuy nhiên, do tác động chung của hoạt động hàng hải - thương mại thế giới và những khó khăn trong nước (thiếu tàu dầu, tàu chở khí hóa lỏng, tàu container; giá cước vận tải giảm, giá nhiên liệu tăng, trượt giá ...) nên phần lớn các doanh nhiệp vận tải biển (nhất là các chủ tàu tư nhân) đều có lợi nhuận thấp và vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. 2. Về khai thác cảng biển Trong 6 tháng đầu năm, có gần 53,7 nghìn lượt tàu biển Việt Nam và nước ngoài vào, rời các cảng biển. Sản lượng hàng hóa qua cảng đạt trên 144 triệu tấn - tăng 16,82 % so với cùng kỳ năm 2010, trong đó hàng container đạt trên 3,5 triệu TEUs - tăng 14,3 %; hàng lỏng đạt 27,7 triệu tấn - tăng 19,1 %; hàng khô đạt 56,3 triệu tấn - tăng 8,4 % và hàng quá cảnh đạt 22,2 triệu tấn - tăng 75,06 % (Phụ lục 3, 4). Thực tế này cho thấy, sản lượng hàng hóa các loại qua hệ thống cảng biển nước ta tiếp tục tăng mạnh, do đó việc phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển đang là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết. 3. Các hoạt động kinh tế hàng hải khác Tuy còn có nhiều khó khăn nhưng hoạt động của các loại hình dịch vụ hàng hải và lĩnh vực đóng mới - sửa chữa tàu biển đang từng bước được ổn định với chỉ tiêu kinh tế cơ bản tuy có tăng nhưng không cao. Mặt khác, uy tín thương hiệu và năng lực cạnh tranh tuy được các doanh nghiệp tiếp tục quan tâm nhưng hiệu quả mang lại còn thấp, chưa bắt kịp xu thế toàn cầu hóa ngày càng gia tăng của hoạt động hàng hải thế giới. Hoạt động của các hiệp hội ngành, nghề hàng hải tiếp tục được phát huy và đã thống nhất đề xuất với các cơ quan nhà nước liên quan giải quyết một số khó khăn, vướng mắc phát sinh (quyền vận tải nội địa, thuế kinh doanh, vốn đầu tư, giá, cước, phí, thủ tục hành chính ...) nhằm giúp doanh nghiệp, người lao động khắc phục khó khăn và phát triển kinh doanh. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG Thực trạng tổng quan nêu trên cho thấy, các hoạt động quản lý và kinh doanh của ngành Hàng hải trong sáu tháng đầu năm tuy đã đạt được những kết quả rất cơ bản nhưng thực trạng chung hiện nay trong hoạt động của Ngành vẫn còn một số bất cập, vướng mắc dưới đây: 1. Tính đồng bộ, thống nhất giữa chính sách hàng hải với luật hàng hải và giữa luật, chính sách của một số ngành, lĩnh vực liên quan với luật, chính sách hàng hải còn có bất cập, đang đòi hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu đề xuất điều chỉnh phù hợp. 2. Mục tiêu phát triển nhanh, mạnh kết cấu hạ tầng hàng hải, đội tàu biển Việt Nam theo hướng quy mô, hiện đại và chuyên dụng hóa đang trở thành vấn đề rất bức thiết, nhưng cũng là thách thức lớn đối với ngành Hàng hải. 3. An toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải cũng đang đặt ra nhiều vấn đề bức bách, đòi hỏi cần tiếp tục được triển khai thực hiện, trong đó có vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh và quyền tự do hàng hải trên Biển Đông theo quy định của pháp luật quốc tế (UNCLOS 82 và 05 công ước liên quan khác của IMO mà Việt Nam là thành viên). 4. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực hàng hải cũng còn nhiều khó khăn, bất cập (tụt hậu về kỹ thuật công nghệ, kỹ năng quản lý, chất lượng đào tạo ...), chưa bắt kịp xu thế phát triển chung của cộng đồng hàng hải thế giới, đang đòi hỏi cần được tiếp tục đẩy mạnh, phát huy. 5. Hoạt động kinh tế hàng hải vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên việc đề xuất sửa đổi hoặc ban hành mới một số cơ chế liên quan và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng đang là những yêu cầu bức thiết đối với doanh nghiệp. Phần thứ hai TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ SÁU THÁNG CUỐI NĂM 2011 Để hoàn thành kế hoạch năm 2011, trong sáu tháng cuối năm cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm dưới đây: I. NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NGÀNH 1. Xây dựng pháp luật và chính sách hàng hải - Tập trung xây dựng để trình cơ quan Nhà nước ban hành theo thẩm quyền 06 thông tư còn lại (Phụ lục 1), bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ theo kế hoạch năm 2011 được giao; lập, báo cáo Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và chuẩn bị tổ chức triển khai kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hàng hải năm 2012. - Tiếp tục hoàn thành các thủ tục liên quan để báo cáo Thủ tướng phê duyệt Quy hoach phát triển công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Đề án phát triển bảo đảm hàng hải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; trình Bộ trưởng phê duyệt các Quy hoạch chi tiết phát triển 6 Nhóm cảng biển thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam; lập, báo cáo Bộ giao thông vận tải phê duyệt và chuẩn bị tổ chức triển khai kế hoạch xây dựng các chương trình, dự án, đề án về chính sách phát triển hàng hải năm 2012. 2. Kế hoạch, đầu tư và tài chính - Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch năm 2011; tổng hợp, lập báo cáo Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch năm 2012 và giải quyết những vướng mắc liên quan đến lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, tài chính; tập trung xây dựng để trình Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, cơ chế tài chính và đặt hàng đối với hoạt động của các tổ chức hoa tiêu hàng hải theo Nghị định số 49/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ. - Tập trung chỉ đạo bảo đảm tiến độ các dự án đã được quyết định đầu tư và phối hợp xúc tiến việc chuẩn bị đầu tư dự án cảng Lạch Huyện, nạo vét các tuyến luồng Hải Phòng, Định An; các đèn biển và một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải khác. - Tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 theo Nghị quyết Hội nghị lần thư 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. 3. Hợp tác và hội nhập quốc tế - Tiếp tục nghiên cứu đề xuất việc triển khai các đề án gia nhập thêm một số công ước quốc tế cần thiết khác của IMO (CONTAINER 72, SUA 2005 và SUA PROT 2005, các Phụ lục của MA RPOL 73/78). Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động, thương binh và xã hội thống nhất đề xuất quyết quyết vướng mắc phát sinh để sớm trình Thủ tướng phê chuẩn ‘’Đề án gia nhập Công ước MLC 2006” của ILO. - Xúc tiến triển khai xây dựng ‘’Đề án Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng IMO (Nhóm C) nhiệm kỳ 2015 - 2017”; chuẩn bị tổ chức đăng cai Hội nghị thường kỳ diễn đàn những người đứng đầu cơ quan an toàn hàng hải của các quốc gia thuộc APEC tại Việt Nam. - Tiếp tục trao đổi để đàm phán ký kết hiệp định hàng hải với một số nước, tiếp xúc trao đổi với các đối tác nước ngoài về hợp tác đầu tư, xây dựng và khai thác cảng biển, nhất là phát triển các cảng biển trọng điểm; tổ chức một số hội thảo quốc tế về hàng hải tại Việt Nam và tham dự các hội nghị, hội thảo cần thiết khác ở nước ngoài. 4. Tổ chức, cán bộ và đào tạo nhân lực - Tiếp tục thực hiện ”Đề án thành lập Tổng cục Hàng hải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Cục Hàng hải Việt Nam” và kiện toàn thêm một bước đối với cơ quan Cục, các Chi cục, cảng vụ hàng hải. - Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Cục và các Chi cục, Cảng vụ hàng hải. - Chủ động triển khai thực hiện nội dung Sửa đổi Manila 2010 của Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca đối với thuyền viên 78/95; phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành tăng cường phát triển nhân lực hàng hải; hoàn thành kế hoạch đào tạo, huấn luyện, thi, cấp chứng chỉ chuyên môn đối với thuyền viên, hoa tiêu theo quy định. 5. Khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường - Tập trung hoàn thành các chương trình, đề án nghiên cứu khoa học theo kế hoạch năm 2011; lập, báo cáo Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và chuẩn bị triển khai các chương trình, đề án của kế hoạch năm 2012. - Tiếp tục xây dựng hoàn thành, trình Bộ Giao thông vận tải xem xét ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về hàng hải còn lại theo kế hoạch năm 2011, bảo đảm tiến độ và chất lương (Phụ lục 1). - Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án liên quan khác về ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ môi trường, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin điện tử trong quản lý hoạt động hàng hải và quản lý cảng biển nói riêng. 6. Vận tải biển, dịch vụ hàng hải và quản lý tàu biển, thuyền viên - Tiếp tục báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định và triển khai 04 chương trình, đề án cấp thiết liên quan đến tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam theo Quyết định 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng. - Chú trọng tổ chức các buổi tiếp xúc, trao đổi với các doanh nghiệp, hiệp hội hàng hải và tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét giải quyết những vướng mắc phát sinh trong hoạt động kinh tế hàng hải. - Tăng cường quản lý tàu biển, thuyền viên và phối hợp tham gia giải quyếtcác tranh chấp hàng hải phát sinh. 7. Quản lý xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải - Tập trung chỉ đạo thực hiện các dự án được đầu tư xây dựng mới, nhất là dự án cảng Thị Vải - Cái Mép, luồng Quan Chánh Bố; phối hợp xúc tiến việc chuẩn bị thủ tục đầu tư để triển khai thực hiện một số dự án khác, trong đó có cảng trọng điểm Lạch Huyện, các bến cảng khu vực Hiệp Phước, Vũng tàu, Thị Vải – Cái Mép. - Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn đối với tàu biển loại lớn vào, rời cảng (cả ban đêm) tại một số khu vực cảng biển; hoàn thành việc sửa chữa để đưa vào sử dụng hệ thống VTS luồng Sài Gòn - Vũng Tàu. - Tiếp tục nghiên cứu đề xuất sửa đổi hoặc ban hành mới một số cơ chế về cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn Nhà nước; phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan giải quyết việc tồn đọng, ùn tắc hàng hóa tại cảng biển. 8. An toàn và an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và các điều ước, thỏa thuận quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên theo kế hoạch năm 2011. - Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án, đề án về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo kế hoạch năm 2011; lập, trình phê duyệt và chuẩn bị triển khai kế hoạch năm 2012. - Tập trung chỉ đạo hoàn thành Kế hoạch đánh giá tự nguyện đối với nghĩa vụ quốc gia thành viên IMO về thực hiện 06 Công ước bắt buộc của Tổ chức này (SOLAS 74/78, MARPOL 73/78, SCTW 78/95, TONNAGE 69, LOADLINE 66, COLREG 72). - Duy trì hoạt động bình thường của các đài thông tin duyên hải, hệ thống luồng, báo hiệu, phối hợp tìm kiếm cứu nạn và dịch vụ hoa tiêu nhằm góp phần bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi truờng trong hoạt động hàng hải. - Phối hợp giải quyết kịp thời các tai nạn hàng hải và tổ chức thực hiện phòng, chống hiệu quả lụt, bão nhằm hạn chế tổn thất về người, tài sản. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhằm nhằm ngăn ngừa tai nạn hàng hải và hạn chế việc tàu biển Việt Nam bị lưu giữ, tránh bị bắt giữ hoặc bị cướp ở nước ngoài. Phối hợp tham gia bảo đảm an toàn, an ninh và quyền tự do hàng hải trên Biển Đông phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế. II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ HÀNG HẢI Cùng với kết quả đạt được trong sáu tháng đầu năm, cần tập trung phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế hàng hải trong năm 2011 với dự kiến đã đề ra đầu năm như sau: 1. Về vận tải biển Tiếp tục phát triển đội tàu biển Việt Nam có tổng trọng tải tăng từ 5 - 7 % so với năm 2010. Tổng sản lượng vận tải của đội tàu biển Việt Nam phấn đấu tăng 6 - 8% (khoảng gần 103 triệu tấn), tổng sản lượng vận tải trong nước tăng 3 - 5 % và vận tải quốc tế tăng 17 -19 % so với năm 2010. 2. Về khai thác cảng biển Tổng sản lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển phấn đấu tăng 9 - 11 % so với năm 2010 (khoảng trên 270 triệu tấn), trong đó hàng container dự kiến tăng 31 - 34 % (khoảng trên 8,2 triệu TEUs); hàng lỏng tăng trên 23 % (khoảng gần 54 triệu tấn), hàng khô tăng gần 21 % (khoảng trên 105 triệu tấn); hàng quá cảnh tăng trên 03 %. Các chỉ tiêu khác trong khai thác cảng biển phấn đấu tăng hơn so với năm 2010. 3. Các dịch vụ hàng hải khác Lĩnh vực đóng mới - sữa chữa tàu biển và các loại hình dịch vụ hàng hải khác cần phát huy những yêu tố thuận lợi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng lợi nhuận kinh doanh cao hơn năm 2010. Phần thứ ba GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Để tổ chức thực hiện thành công nhiệm vụ sáu tháng cuối năm và cả năm 2011, cần tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp dưới đây: 1. Chú trọng tổ chức quán triệt nhằm bảo đảm triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển ngành Hàng hải phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Chiến lược phát triển Giao thông vận tải trong thời kỳ tới. 2. Tập trung chỉ đạo nhằm tăng cường hiệu quả xây dựng pháp luật, chính sách phát triển và đề xuất ký kết, gia nhập điều ước, thỏa thuận quốc tế về hàng hải. 3. Chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo triển khai bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải đã được phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án khác, đặc biệt là những dự án trọng điểm của Ngành. 4. Chú trọng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật Việt Nam và các điều ước, thỏa thuận quốc tế về hàng hải mà nước ta là thành viên, đặc biệt là pháp luật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, trong đó có pháp luật quốc tế liên quan đến bảo đảm an toàn, an ninh và quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. 5. Tăng cường tổ chức các buổi tiếp xúc trao đổi giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp, hiệp hội hàng hải nhằm thống nhất đề xuất giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh liên quan đến hoạt động của Ngành. II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ Để tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sáu tháng cuối năm và cả năm 2011, Cục Hàng hải Việt Nam xin kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải như sau: 1. Báo cáo Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 23/7/2006 về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải, Nghị định sửa đổi một số Điều của Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 về Đăng ký và mua, bán tàu biển; phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Đề án phát triển bảo đảm hàng hải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 2. Ban hành hoặc có ý kiến để Bộ Tài chính sớm ban hành 10 thông tư thuộc kế hoạch năm 2011 mà Cục Hàng hải Việt Nam đã trình; phê duyệt các Quy hoạch chi tiết phát triển 6 Nhóm cảng biển đã được thẩm định cuối cùng. 3. Phân cấp cụ thể (nhất là về quản lý chuyên ngành, đầu tư xây dựng ...) để Cục Hàng hải Việt Nam có cơ sở tổ chức quản lý đối với các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ công ích hàng hải (hoa tiêu, thông tin điện tử và quản lý luồng, báo hiệu hàng hải) nay đã được chuyển đổi theo Luật Doanh nghiệp 2005. Đồng thời, thống nhất với Bộ Tài chính để sớm ban hành các cơ chế tài chính, đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động của những doanh nghiệp này, đặc biệt đối với dịch vụ hoa tiêu hàng hải theo quy định mới tại Nghị định số 49/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ. 4. Tiếp tục ưu tiên sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm, cấp thiết đối với yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân và ngành Hàng hải nói riêng (cảng Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải ...). 5. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện ‘’Dự án hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin quản lý cảng biển Việt Nam” và ‘’Đề án thành lập Tổng cục Hàng hải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Cục Hàng hải Việt Nam”. KẾT LUẬN Trong sáu tháng đầu năm, tuy có nhiều khó khăn, thách thức nhưng hoạt động quản lý và kinh doanh của toàn ngành Hàng hải đã đạt được những kết quả rất cơ bản. Để phát huy thành quả này và với tinh thần tự tin, toàn Ngành quyết tâm cùng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sáu tháng cuối năm và cả năm 2011, góp phần tổ chức thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020./. ---------------------------------

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24307979
    • Online: 116