23/09/2019

Cục Hàng hải VN kiến nghị Bộ GTVT bổ sung quy chuẩn trang thiết bị an toàn trên tàu VR-SB tương đương như tàu biển mang cấp hạn chế 3 trở lên. Nhiều phương tiện VR-SB tự chìm khi hành trình Theo thống kê của Cục Hàng hải VN, từ năm 2014 đến nay, trên các vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam đã xảy ra 38 vụ tai nạn gây chìm đắm 26 phương tiện, trong đó có 14 phương tiện VR-SB. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2019, số vụ việc liên quan đến tàu VR-SB là 7 vụ, trong đó có 4 vụ phương tiện tự chìm đắm. Hình ảnh minh họa tàu VR-SB Thống kê của Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải VN (Vietnam MRRC) cũng cho thấy, từ thời điểm tuyến vận tải ven biển được đưa vào khai thác (6/2014) đến nay, Vietnam MRRC đã tiếp nhận 99 thông tin liên quan đến TKCN phương tiện VR-SB, tổ chức 69 lần phối hợp TKCN đối với phương tiện này. Chia sẻ về những bất cập dẫn đến tai nạn đối với tàu VR-SB, đại diện Phòng An toàn - An ninh hàng hải (Cục Hàng hải VN) cho biết, phương tiện VR-SB thường gặp các khiếm khuyết như: thuyền viên không được huấn luyện về các tình huống khẩn cấp trên tàu, không đủ năng lực khai thác thiết bị thông tin liên lạc, thiếu kiến thức và kinh nghiệm về hàng hải, cảnh giới, tránh va, điều động phương tiện hoạt động trên biển, tác nghiệp hải đồ, sử dụng máy đo sâu, radar, kiến thức tính toán ổn định tàu... "Thực tế, đa số phương tiện cấp VR-SB hoạt động vận chuyển hàng hóa từ cảng biển đến cảng biển, phạm vi hoạt động như tàu biển. Theo thống kê, khoảng 70% lượng hàng do phương tiện VR-SB vận chuyển là từ cảng biển đến cảng biển. Ngoài ra, theo quy định về vùng hoạt động phương tiện VR-SB được cho phép hoạt động cách bờ hoặc nơi trúẩn không quá 12 hải lý. Tuy nhiên, hiện hầu hết các phương tiện VR-SB lớn thường chạy cắt thẳng Vịnh Bắc bộ (cách bờ khoảng 100 hải lý) trong điều kiện thiết bị an toàn không đảm bảo dẫn đến nguy cơ mất an toàn cho người, phương tiện luôn thường trực", đại diện này nói. Từ chối đăng ký, đăng kiểm tàu VR-SB không đảm bảo an toàn Theo ông Bùi Thiên Thu, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải VN, để phòng, tránh tai nạn liên quan đến phương tiện VR-SB, thực thi trách nhiệm của quốc gia thành viên của Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO), Cục Hàng hải VN đã kiến nghị Bộ GTVT sửa đổi một số quy định như: Sửa đổi quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện VR-SB để phù hợp với quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển (COLREG 72). Đồng thời, bổ sung quy định về thuyền viên làm việc trên các phương tiện VR-SB có trọng tải toàn phần từ 5.000 tấn trở lên hoạt động trên biển (ven biển) phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hàng hải tương đương với thuyền viên làm việc trên tàu biển có cấp hạn chế III trở lên; Sửa đổi chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện thuỷ nội địa đi ven biển nhằm nâng cao chất lượng việc huấn luyện và thực hành các Quy tắc COLREG 72 và việc sử dụng và vận hành các trang thiết bị hàng hải. "Cục Hàng hải cũng kiến nghị Bộ GTVT bổ sung quy định đối với các phương tiện VR-SB có trọng tải toàn phần từ 5.000 tấn trở lên hoạt động trên biển (ven biển) phải có các trang thiết bị an toàn tương đương như tàu biển mang cấp hạn chế III trở lên; Xem xét không tiếp tục cho đăng kiểm, đăng ký đối với phương tiện VR-SB có trọng tải toàn phần từ 5.000 tấn trở lên nếu không đáp ứng các quy định về an toàn, phòng ngừa ô nhiễm môi trường tương đương với các tàu biển mang cấp hạn chế III trở lên", ông Thu cho hay./. Nguồn: Báo Giao thông

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24308730
    • Online: 129