16/01/2018

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thăm và làm việc tại Nghệ An và Hà TĩnhNgày 13/1, Đoàn công tác Bộ GTVT do Bộ trưởng dẫn đầu đã tới thăm, kiểm tra và làm việc với hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Bộ trưởng và Đoàn công tác Bộ GTVT đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng về đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trong đó có cảng Cửa Lò và cảng Vũng Áng giúp hai tỉnh phát huy tối đa lợi thế kinh tế biển.Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể kiểm tra hoạt động tại cầu cảng chuyên dùng
của Tập đoàn Xi măng The Vissai tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An
Lộn xộn, chưa tương xứng tiềm năngTại buổi làm việc, UBND tỉnh Nghệ An đề nghị Bộ GTVT quan tâm đề xuất Chính phủ cho xây dựng đê chắn sóng cảng nước sâu Cửa Lò và nạo vét giai đoạn 2 - luồng vào cảng Cửa Lò. UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ GTVT quan tâm, đầu tư nạo vét luồng vào cảng và đầu tư xây dựng tiếp phần đê chắn sóng cảng Vũng Áng.Tuy nhiên, từ kết quả kiểm tra thực tế; ý kiến của các đơn vị liên quan trong buổi làm việc và đặc biệt qua theo dõi, nắm bắt trong công tác quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đánh giá: Hai cảng Cửa Lò và Vũng Áng chưa phát triển tương xứng tiềm năng. “Hiện tại cảng Cửa Lò việc sắp xếp vị trí các bến cảng: Hàng hóa chuyên dùng, cảng tổng hợp, cảng container… chưa khoa học, bị chồng chéo gây cản trở cho phát triển cảng biển trong tương lai. Xu hướng phát triển cảng biển của các nước phát triển trên thế giới là không xây dựng sâu trong nội địa mà lấn ra biển: Vừa thông thoáng, vừa để tàu trọng tải lớn có thể ra vào”, Thứ trưởng Nguyễn Nhật phân tích.Đối với cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), Thứ trưởng Nhật nhấn mạnh, tiềm năng của cảng Vũng Áng rất lớn: Độ sâu tương đối lớn, thuận tiện cho tàu tải trọng lớn ra vào. Cảng nằm ngay cạnh Khu Kinh tế Vũng Áng, lại là cửa ngõ ra biển của nước bạn Lào mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư hai nước có nhiều văn bản ký kết tạo điều kiện… Thế nhưng, mô hình và cách làm của cảng Vũng Áng đến này chưa hiệu quả.Theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, cảng Vũng Áng đang nằm trong Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh. Thế nhưng đơn vị này lại ít kinh nghiệm quản lý cảng nên công tác chỉ đạo điều hành chưa đem lại hiệu quả. Điển hình là cầu cảng số 3 và 4, đã được đầu tư, xây dựng 10 năm nay nhưng không phát huy được.Quy hoạch dài hơi là “chìa khóa” phát triển cảng biểnTrước thực tế này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đề nghị Nghệ An cần phải làm lại quy hoạch một cách tổng thể, bài bản, khoa học và dài hạn cho cụm Cảng Cửa Lò. Sau khi có quy hoạch, thiết kế thì xây dựng một cầu cảng ra biển để tiếp nhận những tàu trọng tải lớn, sau đó hoàn thiện dần hệ thống hạ tầng.Thứ trưởng Bộ GTVT cũng đề nghị Hà Tĩnh cần sớm tách cảng Vũng Áng ra khỏi Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh. Tách ra để UBND tỉnh trực tiếp quản lý. Mặt khác, UBND tỉnh phối hợp với phía cảng họp và đưa ra nghị quyết riêng về phát triển cảng. Song song với đó, Hà Tĩnh sớm xem xét, tìm kiếm quỹ đất tính đến xây dựng mô hình logistics cảng biển”, Thứ trưởng Nhật đề xuất.Nhất trí với những ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Nhật, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh: Mỗi bến cảng có một loại hàng hóa đặc thù riêng. Chỉ cần một tác động nhỏ ở bến này cũng sẽ ảnh hưởng hiệu quả khai thác ở bến cảng khác. Nên Nghệ An cần nghiên cứu, rà soát lại để có quy hoạch cụm cảng Cửa Lò hợp lý và khoa học là điều hết sức cần thiết. “Nếu khó quá thì tỉnh có thể mời tư vấn thiết kế nước ngoài về đảm nhận. Tôi giao Cục Hàng hải phối hợp, giúp đỡ Nghệ An trong quá trình hoàn thiện quy hoạch tổng thể; phản biện quy hoạch cụm cảng Cửa Lò. Ngoài ra, trong quy hoạch, tỉnh cũng phải tính đến quỹ đất để làm logistics vì đây là hướng phát triển tất yếu”, Bộ trưởng Thể giao trách nhiệm.Về vấn đề đê chắn sóng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phân tích, trong cảng biển, các cầu cảng chịu nhiều ảnh hưởng nhất của sóng biển, nhất là khi hướng phát triển là cầu cảng sẽ tiến ra biển. Vậy, đầu tư xây dựng đê chắn sóng hay đầu tư xây dựng đê bảo vệ cầu cảng? Vấn đề này cần phải được nghiên cứu lại một cách bài bản, khoa học và khách quan… để khi triển khai đạt hiệu quả cao nhất, không gây lãng phí.Về việc nạo vét luồng lạch, cả Thứ trưởng Nhật và Bộ trưởng Thể cho hay: Theo quy định hiện hành, muốn nạo vét, địa phương phải có đánh giá tác động môi trường, bãi đổ thải. Nhiều dự án nạo vét bị chậm do địa phương chậm trễ trong thực hiện công tác này. Vì vậy, đề nghị địa phương xem đây là trách nhiệm của mình, Bộ hứa sẽ đồng hành và giúp đỡ.Nguồn: Báo Giao thông

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24308751
    • Online: 151